Lý do chúng tôi làm việc tại Rakus với vai trò Bridge SE

PROFILE

Bridge SE
Trụ sở tại Tokyo (Ảnh 1, từ trái qua)
Phụ trách Rakuraku Seisan: Anh Chung
Phụ trách Rakuraku Denshihozon: Chị Thảo, anh Lộc, anh Phương

Trụ sở tại Osaka (Ảnh 2, từ trái qua)
Phụ trách Mail Dealer: Anh Khánh
Phụ trách Haihai Mail: Anh Nhân

Rakus có trụ sở phát triển tại Việt Nam và đang hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản để tiến hành phát triển sản phẩm. Trong tương lai, chúng tôi sẽ củng cố hơn nữa cơ chế hợp tác giữa hai bên nhằm tăng cường phát triển. Trong bối cảnh đó, những thành viên đóng vai trò quan trọng làm cầu nối giữa Nhật Bản và Việt Nam chính là Bridge SE (kỹ sư cầu nối).

Hiện tại, ở các trụ sở phát triển tại Nhật (Tokyo, Osaka), có nhiều Bridge SE người Việt đang hoạt động tích cực, góp phần thúc đẩy xây dựng một cơ chế phát triển toàn cầu vững mạnh hơn nữa.

Lần này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện về điểm thu hút và động lực (giá trị) khi làm việc ở Rakus với sự tham gia của anh Chung, chị Thảo, anh Lộc, anh Phương từ Tokyo, cũng như anh Khánh và anh Nhân từ Osaka!

Điểm thu hút nhất của Rakus chính là “đồng nghiệp”

Trước tiên, đâu là điểm thu hút nhất khi làm việc tại Rakus?

Khánh, Phương:
“Đồng nghiệp xung quanh rất thân thiện và dễ bắt chuyện. Có thể hỏi ngay lập tức về những điều mà mình chưa hiểu. Thật sự biết ơn khi có môi trường mà lúc nào cũng dễ dàng thảo luận.”

Nhân:
“Có môi trường nơi các thành viên Việt Nam và Nhật Bản có thể hợp tác và phát triển cùng nhau, vì vậy tôi cảm thấy rất thoải mái.”

Anh/ Chị cảm thấy “Đồng nghiệp chính là điểm thu hút” trong những lúc như thế nào?

Thảo:
“Đó là khi đặt câu hỏi và được mọi người chỉ bảo tận tình. Tôi vừa mới vào công ty và vẫn còn nhiều điều chưa nắm rõ trong công việc, nhưng lúc nào cũng cảm nhận được sự tốt bụng của đồng nghiệp.”

Khánh:
“Đó là khi tôi trình bày ý tưởng và ý kiến của mình. Có một bầu không khí mà tôi có thể thật sự thoải mái đưa ra ý kiến của mình mà không cần e dè, vì vậy tôi có thể truyền đạt suy nghĩ một cách rõ ràng.

Chung:
“Đó là khi công tác tại trụ sở phát triển ở Việt Nam, tôi luôn cảm thấy yên tâm vì được đối đãi như gia đình.”

Có thể thảo luận với team nên có thể yên tâm thử thách

Vai trò của Bridge SE thường đứng giữa RV (Rakus Vietnam) và phía Nhật Bản. Vậy có môi trường thảo luận dễ dàng ở từng bên không?

Lộc:
“Có chứ, rất dễ thảo luận. Khi chia sẻ tài liệu/đặc tả giữa RV và Nhật Bản, chúng tôi luôn xác nhận cùng cả team để tránh sai khác trong nhận thức.Cũng có thể thảo luận ngay lập tức với kỹ sư phía Nhật Bản về những phần chi tiết, đồng thời nhận được Feedback từ phía RV.”

Khánh:
“Khi tôi thử thách với công việc có độ khó cao, tôi cảm thấy yên tâm vì luôn nhận được sự hỗ trợ từ những người xung quanh.”

Cụ thể, đó là những hình thức hỗ trợ hay thảo luận như thế nào?

Chung, Lộc:
“Tiếng Nhật có nhiều biểu đạt mơ hồ, vì vậy việc truyền tải chính xác nội dung tài liệu đặc tả cho phía Việt Nam đôi khi trở nên khó khăn. Ví dụ như “適宜対応” (xử lý phù hợp) hay “要検討”(cần xem xét), đó là những cụm từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa nên không rõ phạm vi cần xử lý đến đâu. Trong trường hợp đó, chúng tôi đọc tài liệu cùng các thành viên phía Nhật Bản, xác nhận chi tiết như “Trong trường hợp này thì có những phương án nào?’, vì vậy có thể yên tâm giải thích cho phía Việt Nam.”

Khánh:
“Tôi phụ trách một hệ thống có lịch sử vận hành lâu dài, và khi đọc tài liệu nội bộ, có lúc không thấy ghi lại về việc “tại sao lại có thiết kế như thế này?”, vì vậy việc hiểu được quá trình phát triển trước đây đôi khi trở nên khó khăn. Tuy nhiên, vì có thể dễ dàng hỏi những thành viên hiểu rõ về quá trình này nên tôi vừa xác nhận với họ vừa tiến hành công việc.

Thì ra những phần không thể hiểu chỉ qua tài liệu cũng được giải quyết bằng sự hỗ trợ từ team nhỉ?

Khánh:
“Đúng vậy. Gần đây, tôi cũng tham gia vào việc tạo tài liệu định nghĩa yêu cầu. Tôi đang nỗ lực cải thiện bằng cách nhận góp ý từ các PdM và kỹ sư đi trước về kiến thức cần thiết cũng như cách viết sao cho dễ truyền đạt đến team phát triển. Đây là một môi trường dễ dàng thử thách với công việc mới vì có sự hỗ trợ như vậy.”

Bridge SE không chỉ đảm nhận vai trò kỹ thuật mà còn là cầu nối ngôn ngữ và văn hóa, vì vậy việc có một môi trường làm việc nơi có thể thảo luận mà không phải băn khoăn/ lo lắng một mình là một điều rất yên tâm.

Để hợp tác suôn sẻ, chúng tôi cũng thực hiện các chuyến công tác đến Việt Nam.

Anh/ Chị xây dựng mối quan hệ với Rakus Vietnam như thế nào?

Chung:
“Về cơ bản, chúng tôi có thể dễ dàng liên lạc online và có thể thảo luận bất cứ lúc nào, nhưng cũng có những chuyến công tác đến Rakus Việt Nam khoảng 1-2 lần mỗi năm. Việc đi công tác và gặp trực tiếp để trao đổi sẽ làm mối quan hệ thêm bền chặt, từ đó việc trao đổi và phối hợp sau này cũng thuận lợi hơn nhiều.”

Lộc:
“Ví dụ, khi thực hiện code review trực tiếp cùng với các kỹ sư Việt Nam trong chuyến công tác, tôi có thể hiểu rõ hơn về những khó khăn của họ. Những phần không thể truyền đạt qua online sẽ trở nên rõ ràng hơn khi gặp mặt trực tiếp.”

Trong chuyến công tác, anh chị thường hợp tác như thế nào?

Lộc:
“Không chỉ xây dựng mối quan hệ, chúng tôi còn thực hiện việc trích xuất các vấn đề phát triển chưa thể trao đổi hết qua online, cũng như đào tạo và follow.”

Khánh:
“Nói về xây dựng mối quan hệ, chúng tôi còn có cơ hội tham gia du lịch công ty hay tiệc cùng Rakus Vietnam. Thật vui khi tôi được mọi người đối đãi như gia đình trong các bữa ăn hay chuyến du lịch.

Xin cảm ơn. Vậy là Anh/ Chị có thể dễ dàng thảo luận và hợp tác với cả đồng nghiệp và team nhỉ!

Ngoài công việc, Anh/ Chị có giao lưu gì nữa không?

Khánh, Chung:
“Chúng tôi thường cùng nhau đi ăn trưa, thỉnh thoảng cũng đi nhậu sau giờ làm. Cả ở Tokyo lẫn Osaka đều có quán ăn Việt Nam gần văn phòng, vì vậy mọi người cũng thỉnh thoảng đi cùng nhau.
Sự kiện Beer Bash được tổ chức hàng tháng cũng rất vui. Tôi tham gia mỗi lần, nhờ vậy mà có cơ hội làm quen với những thành viên mà thường ngày ít có cơ hội tiếp xúc. Ở Osaka, chúng tôi thường đi tăng hai, thậm chí đã có lần đến sân bóng chày (Batting center) nữa.
Ngoài ra, các thành viên người Việt còn thường đi chơi cùng nhau sau giờ làm hoặc vào ngày nghỉ. Chúng tôi thường đi xem pháo hoa, ngắm hoa anh đào… rất vui.”

Không chỉ công việc, mà Anh/ Chị còn tận hưởng cuộc sống ở Nhật Bản nữa nhỉ! Quả thật, trong những buổi giao lưu như vậy, có lẽ Anh/ Chị cũng dễ dàng chia sẻ những điều mà bình thường không thể nói ra, đúng không?

Khánh, Nhân:
“Đúng vậy, tôi trao đổi kiến thức trong công việc với những người mà bình thường ít nói chuyện, điều này mang lại nhiều điều thú vị. Không chỉ công việc, đôi khi chúng tôi cũng hỏi nhau về cuộc sống ở Nhật. Khi gặp khó khăn, chẳng hạn như thủ tục hành chính liên quan đến visa, trường học cho con cái, chúng tôi thường hỏi ý kiến các anh chị đi trước hoặc đồng nghiệp. Thật hữu ích khi có thể trao đổi thông tin về những điều nên biết như vậy.”

Thật yên tâm khi có thể thảo luận về những câu chuyện trong cuộc sống, giống như gia đình vậy nhỉ! Chắc hẳn là mọi người có thể yên tâm làm việc.

Đến đây, chúng ta đã nói về đồng nghiệp và team. Câu hỏi tiếp theo là, Rakus đang xây dựng các chế độ và môi trường hỗ trợ cách làm việc, vậy Anh/ Chị có cảm nhận được những điểm tốt trong cách làm việc không?

Nhân:
“Có chứ. Có một bầu không khí nơi mà mọi người tại nơi làm việc đều thấu hiểu và tôn trọng hoàn cảnh của nhau.”

Thảo:
“Ví dụ, khi con ốm bất ngờ và tôi phải về sớm, team luôn hiểu cho điều đó nên tôi có thể ứng phó dễ dàng.Tôi biết ơn vì có được sự giao tiếp tốt để công việc diễn ra suôn sẻ.”

Khánh:
“Bên cạnh ngày nghỉ phép hàng năm, công ty còn có chế độ nghỉ khi con bị ốm (nghỉ chăm sóc con ốm) và nghỉ ốm (sick leave) khi bản thân bị bệnh hay chấn thương. Thêm vào đó, không chỉ có chế độ cho phép sử dụng ngày nghỉ phép theo đơn vị giờ (1 giờ) khi cần thiết, mà còn có môi trường dễ dàng sử dụng ngày nghỉ phép trong thực tế, cùng với văn hóa hỗ trợ lẫn nhau trong toàn team, điều này giúp tôi cảm thấy rất yên tâm.

Chung:
“Việc có thể điều chỉnh thời gian bắt đầu công việc sao cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình là một sự hỗ trợ lớn. Tại Rakus, có chế độ cho phép lựa chọn thời gian bắt đầu làm việc từ 8h đến 10h, và tôi chọn bắt đầu làm việc từ 8h.”

Vậy là Rakus có những chế độ hỗ trợ cách làm việc linh hoạt. Thế còn môi trường làm việc thường ngày thì sao?

Khánh:
“Rất sáng sủa và thoải mái. Có không gian tự do (free space) rộng, có cả máy pha cà phê nên tôi rất thích. Dễ dàng thư giãn trong lúc giải lao giữa công việc. Thỉnh thoảng, không gian này cũng được sử dụng để trò chuyện hoặc MTG ngắn. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng khi muốn tập trung làm việc.

Nhân, Phương:
“Trong môi trường làm việc, công ty trang bị máy tính đời mới với cấu hình cao, tốc độ xử lý nhanh nên tôi có thể làm việc mà không bị căng thẳng. Có 2 màn hình giúp tăng hiệu suất làm việc, hơn nữa tần suất thay mới máy tính và thiết bị ngoại vi cũng cao, vì vậy tôi rất hài lòng.”

Đến đây, Anh/ Chị đã chia sẻ về điểm tốt về con người và điểm thu hút của môi trường làm việc. Cuối cùng, Anh/ Chị có thể cho biết về động lực làm việc tại Rakus với vai trò là Bridge SE mà mình cảm nhận được không?

Lộc:
“Cả team Nhật Bản và RV hướng tới việc hoàn thành mục tiêu như một team thống nhất.”

Phương:
“Có nhiều cơ hội thử thách, ví dụ như áp dụng công nghệ mới.”

Thảo:
“Khi tôi kết nối hai phía Nhật Bản – RV, giúp hoàn thành release một cách suôn sẻ.”

Chung:
“Nhờ sự hỗ trợ của cấp trên, tôi có nhiều cơ hội thử thách như quản lý dự án.”

Nhân:
“Tôi cảm nhận được rằng công việc của mình đang đóng góp vào sự phát triển của RV.”

Khánh:
“Khi thông qua thử thách, sự trưởng thành và kỹ năng của bản thân đóng góp cho team.”

Tôi đã được nghe về nhiều điểm thu hút khác nhau của Bridge SE chẳng hạn như những điểm tốt của con người, bầu không khí mà có thể trao đổi như gia đình chỉ có tại Rakus. Xin cảm ơn những chia sẻ từ Anh/ Chị!

Back to list